Trong thực trạng môi trường hiện nay đang có bị ô nhiễm nặng nề. Các nghành nghề đang khuyến khích người dân sử dụng những nguyên liệu, vật liệu xanh, giảm thiểu gây tác động đến môi trường. Trong ngành xây dựng cũng không ngoại lệ, bộ xây dựng đã thay đổi những quy định để khuyến khích người dân sử dụng các loại gạch không nung thân thiên thiện với môi trường. Nhằm hoàn thành chủ trương xây dụng tăng trưởng xanh.
Vậy cụ thể gạch không nung là? Chúng có ưu điểm và hạn chế gì? Có mấy loại gạch không nung? Bài viết dưới đây của Tân Gia Phát sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên nhé!
1. Gạch không nung là gì?
Gạch không nung hay còn là gạch block là loại gạch được tạo hình đóng rắn mà không cần qua nhiệt độ, không cần nung nóng nhưng vẫn đảm bảo các chỉ số cơ học cần thiết và tiêu chuẩn sử dụng trong xây dựng như cường độ nén, độ hút nước, uốn, độ cứng, chắc chắn,…
Xét về bản chất thì gạch không nung hoàn toàn khác với các loại gạch thông thường. Đặc biệt, suốt quá trình sử dụng gạch không nung do những phản ứng hoá đá trong hỗ trợ tạo gạch mà độ bền sẽ được tăng dần theo thời gian. Một số nghiên cứu và thử nghiệm đã chứng minh độ bền và độ rắn của gạch không nung thường tốt hơn so với gạch nung đỏ và điều này đã được kiểm chứng ở nhiều cường quốc trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Đức,…
Bên cạnh đó, gạch không nung được làm từ xi măng, kết hợp với một số thành phần như mạt đá, cát vàng, cát đen,…. với kỹ thuật và phương pháp gia công không sử dụng nhiệt nên ít tác động tiêu cực đến môi trường. Đây cũng là loại gạch có khả năng chịu lực tương đối tốt.
Ngoài ra, gạch không nung có nhiều ưu điểm về khả năng chống thấm, chống nhiệt, hút ấm ở mức cao,… Đồng thời, kích thước của chúng thường lớn hơn các loại gạch thông thường nên việc sử dụng gạch không nung là giải pháp tiết kiệm khá nhiều chi phí. Hiện nay, gạch không nung đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt trong ngành xây dựng như: các công trình xây dựng dân dụng, nhà hàng, sân golf, khu nghỉ dưỡng, cao ốc,….
2. Ưu và nhược điểm của các loại gạch không nung
Khi tìm hiểu về bất cứ sản phẩm nào thì ưu điểm và hạn chế của chúng vẫn là những thông tin vô cùng quan trọng mà bất cứ ai cũng cần quan tâm. Vậy các loại gạch không nung thì có những thế mạnh và điểm yếu nào? Dưới đây là bật mí chi tiết:
2.1 Ưu điểm
Gạch không nung có nhiều ưu điểm, điển hình phải kể đến như:
- Độ cứng, độ bền rất tốt và ngày càng tăng theo thời gian sử dụng.
- Khả năng cách nhiệt tốt, hoàn toàn có thể thay thế các loại vật liệu cách nhiệt trên thị trường.
- Khả năng chống thấm, chống nước siêu tốt, với độ hút ẩm dưới 7%, ít bị rong rêu.
- Cường độ chịu lực cao.
- Có khả năng cách âm tốt.
- Gạch không nung rất dễ chế tạo, sản xuất với quy trình đơn giản, thời gian nhanh chóng và không cần đầu tư nhiều.
- Không làm từ đất sét nung, không thông qua nhiệt độ nên giảm thiểu tối đa chu trình đốt nóng bằng than, từ đó giảm lượng khí CO2 bị thoát ra và góp phần bảo vệ môi trường.
- Sản xuất gạch không nung không cần sử dụng đến đất nông nghiệp nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến phần diện tích đất này.
- Các loại vật liệu dùng để sản xuất gạch không nung thường đa dạng, phong phú, có sẵn trong tự nhiên nên việc tạo ra hàng loạt sản phẩm gạch block khá dễ dàng.
- Dây chuyền sản xuất loại gạch này tương đối gọn nhẹ, được tự động hoá nên tiết kiệm chi phí nhân công đáng kể.
- Khi sử dụng gạch không nung thì thời gian thi công xây dựng được rút ngắn, người dùng có thể sử dụng ngay lập tức.
- Trong quá trình thi công, gạch lát không nung không cần trát mạch, do vậy tiết kiệm vật liệu, nhân công, giảm thời gian thi công và nhất là có tác dụng thoát nước cho mặt vỉa hè rất tốt.
- Với đặc điểm bê tông tự động cứng nên quá trình thi công gạch không nung thường không phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa.
- Có thể dễ dàng tháo dỡ gạch cũ để tái chế một cách nhanh chóng.
2.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì loại gạch này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định, điển hình phải kể đến như:
- Khi tác động theo phương ngang thì độ chịu lực của gạch không nung bị giảm đáng kể.
- Loại gạch này thường không linh hoạt trong nhiều công trình thiết kế.
- Hiệu quả chống thấm thường thấp hơn một số vật liệu khác.
- Giá thành thường cao hơn đôi chút.
Như vậy, loại gạch này có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, khách hàng có thể so sánh các tiêu chí với các sản phẩm gạch khác để đưa ra cân nhắc và lựa chọn phù hợp với nhu cầu công việc và công trình xây dựng cụ thể. Dù thế nào, gạch không nung cũng là lựa chọn đáng để nhiều người quan tâm.
3. TOP các loại gạch không nung phổ biến hiện nay
1. Gạch bê tông cốt liệu
Gạch bê tông cốt liệu còn gọi là gạch block, được cấu thành từ nguyên liệu chính là xi măng, đá mạt và các chất phụ gia.
So với các loại gạch xây khác, gạch block được sản xuất nhiều bởi nó có khả năng chịu lực tốt mà giá bán lại rẻ. Tuy nhiên, nhược điểm của gạch bê tông là nặng, thấm nước mạnh nên chỉ được dùng cho việc xây hàng rào, tường bao công trình không yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
2. Gạch bê tông khí chưng áp
Bê tông khí chưng áp (Autoclaved Aerated Concrete – AAC) được phát minh bởi Kiến Trúc sư người Thụy Điển Johan Ericksson vào những năm 1920. Gạch AAC là vật liệu không nung siêu nhẹ, được sản xuất từ các vật liệu vô cơ phổ biến như cát, vôi, xi măng, nước và chất tạo khí dưới áp suất và nhiệt độ cao. Ngày nay, gạch bê tông khí chưng áp AAC là vật liệu xây dựng phổ biến được sản xuất và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại nhiều quốc gia, gạch AAC chiếm tới trên 70% tổng khối lượng gạch sử dụng trong xây dựng.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, việc áp dụng gạch AAC trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ngày càng phổ biến và được Chính phủ rất khuyến khích thông qua việc ban hành nhiều quy định và thông tư có liên quan. Kích thước thành phẩm lớn và chính xác (100mm x 200mm x 600mm) giúp rút ngắn thời gian thi công và kể cả thời gian hoàn thiện.
3. Gạch bê tông bọt
Gạch bê tông bọt có cấu tạo với hàng triệu bọt khí li ti độc lập với nhau, tạo ra hệ thống dạng tổ ong kín với kích thước siêu nhỏ.
Chính vì cấu tạo đặc biệt này mà nó chống thấm rất tốt, hơn hẳn gạch bê tông chưng áp và bê tông cốt liệu. Bê tông bọt khí còn có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy cực kỳ tốt cho các công trình.
Vật liệu được sử dụng chính để sản xuất loại gạch này chính là bê tông, tro bay nhiệt điện, sợi tổng hợp, chất tạo bọt và các chất phụ gia. Bằng việc thêm cốt sợi và các loại phụ gia khác, bê tông bọt không bị co ngót, chống thấm và chống nứt tường tốt hơn.
Ưu điểm của gạch bê tông bọt là nhẹ, cách âm, cách nhiệt và chống cháy tốt, không bị co ngót, giãn nở khi nhiệt độ môi trường thay đổi.
4. Gạch papanh
Gạch papanh còn được gọi là parpaing, babanh, gạch bi… Đây là loại gạch không nung, được nén từ xỉ than phế thải công nghiệp với một lượng nhỏ vôi, và xi măng để liên kết. Đây là loại gạch được sử dụng phổ biến và có từ lâu đời ở nước ta.
Hiện nay, nguyên liệu để sản xuất gạch papanh dễ kiếm, vì thế nó có giá thành rẻ hơn một số loại gạch không nung hiện đại như ngày nay. Do đó, sử dụng gạch cho những công trình phụ sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng, thi công nhanh.
Mua gạch không nung bê tông khí chưng áp AAC ở đâu?
Thông tin liên hệ mua gạch siêu nhẹ – Đại lý cấp 1 nhà máy gạch Viglacera.
Khu vực Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An.
Công Ty Tư Vấn Kiến Trúc – Xây Dựng – Thương Mại Tân Gia Phát
- Nhà Lắp Ghép , Bê Tông Khí Chưng Áp – Tân Gia Phát.
- Địa chỉ: 96 Âu Cơ, Đông Vệ, TP. Thanh Hóa
- Hotline: 0828.656.999